Sử dụng đồ bảo hộ lao động khi làm việc

Sử dụng đồ bảo hộ lao động khi làm việc

Sử dụng đồ bảo hộ lao động khi làm việc

1) NÓN NHỰA AN TOÀN CÁCH ĐIỆN:
a) Công dụng: Mũ nhựa an toàn có hai tác dụng:
- Dùng trang bị cho cán bộ công nhân viên trực tiếp sản xuất ngoài công trường, nhằm phòng tránh tai nạn lao động, bảo vệ chống các va chạm mạnh như dụng cụ từ trên cao rơi xuống hoặc đụng phải những vật cứng…
- Bảo vệ chống điện giật khi bất ngờ chạm phải dây điện hạ áp. Cấm tiếp xúc với lưới điện.
b) Sử dụng:
- Trước khi sử dụng kiểm tra võ nón, quai, nút điều chỉnh có chắc chắn hay không, nếu bị hỏng thì không sử dụng.
- Điều chỉnh bộ phận điều chỉnh vặn xiết ở phía sau nón và quai cho phù hợp với người sử dụng.
- Người làm việc trên cao hoặc dưới đất đều phải sử dụng nón nhằm phòng tránh tai nạn lao động, bảo vệ chống các va chạm mạnh như dụng cụ từ trên cao rơi xuống hoặc đụng phải những vật cứng.
- Cấm tuyệt đối khi đội nón mà không cài quai trong mọi trường hợp và cho tất cả các đối tượng.

Sử dụng đồ bảo hộ lao động khi làm việc

2) BỘ DÂY ĐAI AN TOÀN.
a) Công dụng: Dùng trang bị cho cán bộ công nhân viên trực tiếp sản xuất ngoài công trường, nhằm phòng tránh tai nạn lao động khi làm việc trên cao, sử dụng dễ dàng và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
b) Sử dụng:
- Kết nối dây choàng trụ 2 móc với dây an toàn chính.
- Dây an toàn chính được mang vào người ở tư thế sẵn sàng làm việc.
- Móc khóa số 1 của dây choàng trụ 2 móc được máng vào móc chữ D của dây an toàn chính (nằm phía bên hông dây an toàn chính chếch về 1 bên).
- Lúc này dây an toàn chính và dây choàng trụ 2 móc được nối kết với nhau qua móc khóa số 1.
- Thực hiện leo trụ theo quy trình leo cột hiện hành.
- Khi di chuyển đến vị trí phức tạp hoặc vượt qua chướng ngại vật mà cần tạm tháo dây an toàn chính thì phải máng dây choàng phụ vào vị trí cố định (dây choàng phụ dùng để chống ngả cao khi vượt qua chướng ngại vật mà cần phải tháo dây đai chính ra, do chưa tìm được hình nên mình chưa post).
- Sau khi vượt qua khỏi chướng ngại vật, dây an toàn chính được quàng vào vị trí cố định (trụ điện, …) xong sau đó mới được tháo dây choàng phụ ra.
- Trường hợp khác, nếu làm việc thời gian dài trên lưới điện thì phải mắc cả dây choàng qua trụ chính và dây choàng phụ vào vị trí cố định, nhằm bảo đảm an toàn 2 cấp cho người làm việc.
- Các lưu ý an toàn:
+ Trước khi sử dụng kiểm tra bên ngoài gồm khóa móc, đường chỉ, ... xem có bị gỉ sét, nứt nẻ hoặc bị đứt. Nếu nghi ngờ phải cho thử trọng lượng ngay. Trước khi leo cột phải kiểm tra lại độ bền, khóa hãm ở chân cột.
+ Kiểm tra các khóa 1 và 2 bảo đảm cứng vững không rạn nứt và các lò xo đàn hồi tốt. Các đường chỉ may có bị hỏng không.
+ Vị trí lắp đặt dây choàng qua trụ (điểm cố định trên cột) phải cao hơn dây thắng lưng an toàn và làm việc thoải mái.
3) GĂNG TAY CÁCH ĐIỆN TRUNG ÁP (HOẶC HẠ ÁP).
a) Công dụng: bảo vệ người thao tác được cách điện với đất, dùng trang bị cho việc thao tác đóng cắt điện, tiếp địa, thử điện cao áp.
b) Sử dụng:
- Trước khi sử dụng phải tiến hành thử xem găng tay có bị thủng hay không?
- Nếu phát hiện hư hỏng hoặc thủng phải thay thế ngay.
- Không được sử dụng găng cách điện khi thử nghiệm không đạt tiêu chuẩn cách điện theo qui định hiện hành.
- Khi vận chuyển găng tay phải đưa vào bao bảo vệ. Không được để chung găng tay với các dụng cụ đồ nghề khác, để trách cọ sát đâm thủng. Găng tay cách điện khi thực hiện thao tác xong, phải bỏ vào túi vải bảo quản và mang theo người.
- Khi trèo lên trụ để thao tác đóng cắt điện và sau khi thao tác xong xuống trụ, tuyệt đối không được tung ném găng tay mà phải mang theo người.
- Khi làm việc xong phải tháo găng tay để vào hộp đựng găng, không được vứt ném vào chổ để đồ nghề khác, làm cho găng tay bị chọc thủng.
4) ỦNG CÁCH ĐIỆN TRUNG ÁP.
a) Công dụng: Bảo vệ cho người thao tác được cách điện với đất, dùng trang bị cho việc thao tác đóng cắt điện cao áp.
b) Sử dụng:
- Trước khi sử dụng phải tiến hành thử xem ủng có bị thủng hay không? 
- Nếu phát hiện hư hỏng hoặc thủng phải thay thế ngay.
- Không được sử dụng ủng cách điện khi thử nghiệm không đạt tiêu chuẩn cách điện theo qui định hiện hành.
- Khi vận chuyển ủng cách điện ta phải bảo quản cẩn thận. Không được để chung ủng cách điện với các dụng cụ đồ nghề khác, để trách cọ sát đâm thủng.
- Sau khi sử dụng ủng cách điện phải lau chùi cho khô ráo, nếu bị ẩm ước, phải dùng phấn rắc vào trong ủng cách điện để chống ẩm và dính.
- Không được vứt ném vào chổ để các đồ nghề khác, làm cho ủng bị chọc thủng.

 
Mời liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VIỆT NAM TOÀN CẦU

Trụ sở chính: Số 21, ngõ 63, Lâm Hạ, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội

Tel: (84.24) 32222224 - Fax: (84.24) 66821490

Mail: ctyvng@vngco.com.vn. Hotline: 0966756839 - Mr. Hòa